Thứ hai, 24/04/2023 - 21:19

Những vấn đề trong công tác đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế

Công tác đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế được quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 của Bộ Trưởng Bộ KH&CN và Bộ Trưởng Bộ Y tế và Thông tư liên tịch số 13/2018/TTLT-BKHCN-BYT ngày 05/9/2018 của Bộ Trưởng Bộ KH&CN và Bộ Trưởng Bộ Y tế Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT

Theo quy định, đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế bao gồm nhiều nội dung như: Yêu cầu chung về công tác đảm bảo an toàn đối với thiết bị bức xạ, thiết bị sử dung trong y học hạt nhân; an toàn đối với thiết bị X-quang chẩn đoán y tế; an toàn đối với thiết bị xạ trị; an toàn đối với nguồn phóng xạ kín và thuốc phóng xạ; an toàn đối với thiết bị đo bức xạ, thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ; kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị; Phòng đặt thiết bị, phòng làm việc với nguồn phóng xạ, kho lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, phòng lưu người bệnh điều trị bằng phóng xạ; các quy định nội quy an toàn, sử dụng lao động, đào tạo, kiểm xạ khu vực làm việc, theo dõi đánh giá liều chiếu xạ, phương tiện bảo hộ cá nhân, khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ y tế, lưu giữ hồ sơ bức xạ v.v.

Thực tế hiện nay (tính đến 31/3/2023), trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 18 cơ sở sử dụng thiết bị X-quang trong y tế, với 32 thiết bị đã được cấp phép hoạt động, trong đó có 7 cơ sở tư nhân và 11 cơ sở công lập. Trong quá trình hoạt động, về cơ bản các cơ sở được cấp phép hoạt động đã chấp hành tốt các quy định về đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT, như: thiết bị được kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ; hàng năm kiểm xạ môi trường làm việc, nhân viên bức xạ được trang bị bảo hộ lao động, liều kế cá nhân, định kỳ 3 tháng đo liều kế cá nhân 01 lần, 6 tháng khám sức khỏe cho nhân viên bức  xạ 01 lần; có biển cảnh báo, đèn cảnh báo khu vực phòng chụp; có nội quy, quy trình vận hành; hồ sơ lưu trữ được lập đầy đủ v.v. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc chấp hành quy định về đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế của cơ sở được cấp phép sử dụng thiết bị X-quang còn một số tồn tại, hạn chế.

Tập huấn bổ sung cho nhân viên bức xạ tại tỉnh Bắc Kạn năm 2022

Một số tồn tại, hạn chế trong việc chấp hành quy định về công tác đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế

(i) Việc gia hạn, sửa đổi giấy phép không kịp thời dẫn tới quá trình xử lý hồ sơ gặp khó khăn, vướng mắc (Còn một số cơ sở y tế đổi tên không làm thủ tục sửa đổi Giấy phép dẫn đến việc khi làm hồ sơ Gia hạn Giấy phép tên cơ sở đề nghị không khớp với tên trong Giấy phép cũ nên phải làm thủ tục sửa đổi Giấy phép làm cho thời gian gia hạn Giấy phép chậm, không đủ thời gian theo quy định của TTHC, do đó cơ sở phải thực hiện lại thủ tục và nộp phí theo quy định cấp Giấy phép mới).

(ii) Một số cơ sở y tế sắp xếp, lưu giữ hồ sơ chưa khoa học, chưa thực sự đầy đủ theo quy định, như: hồ sơ cấp phép tiến hành công việc bức xạ của đơn vị; hồ sơ khám sức khỏe; kết quả đo liều kế cá nhân của nhân viên bức xạ dẫn tới việc quản lý của đơn vị và việc kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền gặp khó khăn.

(iii) Kết quả liều kế cá nhân chưa được thông báo bằng văn bản đến cho nhân viên bức xạ (định kỳ 3 tháng/lần khi có kết quả của đơn vị đo liều kế).

(iv) Còn một số cơ sở chưa có hướng dẫn sử dụng liều kế cá nhân gắn tại nơi làm việc của nhân viên bức xạ.

(v) Các cơ sở có trách nhiệm triển khai, diễn tập kế hoạch ứng phó sự cố năm/lần, tuy nhiên, việc này chưa được quan tâm ở các cơ sở; một số cơ sở chưa trang bị đầy đủ các trang bị cá nhân theo quy định của công tác đảm bảo an toàn; một số đèn cảnh báo, biển cảnh báo chưa đảm bảo theo quy định.

(vi) Còn có cơ sở chưa khai báo kịp thời khi được trang bị mới thiết bị X-quang y tế theo quy định.

(vii) Việc ghi seri của đầu bóng phát tia X và bàn điều khiển giữa hồ sơ xin cấp phép và thực tế của thiết bị chưa có sự thống nhất, dẫn tới có sự nhầm lẫn về hồ sơ v.v.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với công tác đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế

Một là, Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao hiểu biết cho chủ cơ sở y tế được cấp phép sử dụng thiết bị X-quang trong y tế và người trực tiếp làm việc với thiết bị bức xạ trong y tế nắm được quy định về công tác đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế để thực hiện.

Hai là, Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ xin cấp mới, gia hạn, sửa đổi giấy phép sử dụng thiết bị X-quang cho các cơ sở y tế cụ thể, chi tiết, khoa học.

Ba là, Có giải pháp thông báo kịp thời cho các cơ sở, để các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang trong y tế gia hạn giấy phép đúng quy định.

Bốn là, Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo để nâng cao kiến thức, hiểu biết về an toàn bức xạ cho cán bộ quản lý, bác sĩ, kỹ thuật viên trong các cơ sở y tế. Tổ chức các lớp đào tạo cấp Giấy chứng nhận cho nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn bức xạ..v.v.

Năm là, Cơ sở được cấp phép sử dụng thiết bị X-quang trong y tế cần phân công cán bộ chuyên môn, quản lý thiết bị nghiêm túc nghiên cứu các văn bản quản lý nhà nước về an toàn bức xạ trong y tế, nhất là các quy định công tác đảm bảo an toàn.

Sáu là, Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang y tế để nắm bắt tình hình thực tế tại các cơ sở; xử lý nghiêm các vi phạm để đảm bảo cơ quan được cấp phép hoạt động; người vận hành, sử dụng các thiết bị bức xạ thực hiện đúng quy định của Pháp luật.

Một số kiến nghị trong công tác quản lý nhà nước để nâng cao hiệu quả việc chấp hành quy định về đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế

(1) Sở Khoa học và Công nghệ: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về công tác đảm bảo an toàn trong y tế tại các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang y tế. Hướng dẫn các cơ sở giải quyết những tồn tại, vướng mắc kịp thời, như: xử lý, thanh lý thiết bị hỏng hoặc không còn nhu cầu xử dụng, tạm dừng hoạt động v.v.

(2) Sở Y tế: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của nhà nước đối với công tác đảm bảo an toàn; kiểm tra việc trang bị bảo hộ cho nhân viên bức xạ; chỉ đạo việc thực hành kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở hàng năm của các cơ sở v.v.

(3) UBND các huyện, Thành phố: Chỉ đạo phòng chuyên môn (Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Kinh tế) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành các quy định quản lý nhà nước đối với lĩnh vực an toàn bức xạ trên địa bàn nói chung, công tác đảm bảo an toàn bức xạ trong các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang trong y tế nói riêng tại địa phương.

(4) Các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang trong y tế: Chấp hành nghiêm túc quy định về công tác đảm bảo an toàn bức xạ trong chẩn đoán y tế; Trang bị đầy đủ các thiết bị cho nhân viên bức xạ; kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, môi trường; gia hạn, sửa đổi giấy phép kịp thời theo quy định; Triển khai thực hành, diễn tập kế hoạch ứng phó sự cố cấp sơ sở theo quy định; Lập và lưu giữ hồ sơ theo quy định của công tác đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế./.

Nguyễn Văn Tấp - Trưởng phòng QLCN&CN

Công khai tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân Công khai tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản chỉ đạo điều hành Lịch công tác Lịch công tác Hồ sơ công việc Hồ sơ công việc Thư điện tử Thư điện tử Nông lịch Nông lịch Hạng mục đầu tư Hạng mục đầu tư Thư viện số Thư viện số Sáng kiến, giải pháp </br>đã công nhận Sáng kiến, giải pháp
đã công nhận
CSDL quốc gia về KHCN CSDL quốc gia về KHCN Quy hoạch, kế hoạch KH&CN dài hạn Quy hoạch, kế hoạch KH&CN dài hạn Khen thưởng - Xử phạt Khen thưởng - Xử phạt Thống kê - Báo cáo Thống kê - Báo cáo Chuyển đổi số Chuyển đổi số

Liên kết website

THÔNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 124
  • Tháng này: 14.289
  • Tổng lượt truy cập: 215.339